Chắc có lẽ ai nấy cũng đều biết đến quả Dây Tây là một loại trái cây được ưa thích. Nhưng những công dụng của quả Dâu Tây thì chưa hẳn ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng khám phá những điều bất ngờ loại quả đem lại này nào.
Đôi nét về quả Dâu Tây
Dâu Tây hay còn có tên gọi khác là dâu đất. Nó thuộc một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa Hồng. Hiện nay, có hơn 20 loại Dâu Tây khắp thế giới. Cách để phân loại dâu là dựa trên nhiễm sắc thể của chúng. Theo nguyên tắc đơn giản, loài Dâu Tây có nhiều nhiễm sắc thể hơn thì sẽ cho ra quả to, mạnh khỏe hơn so với các loài ít nhiễm sắc thể. Ngoài ra, loại quả này cũng được nhiều người trên thế giới ưa chuộng vì mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua.
Dâu Tây vốn dĩ có nguồn gốc từ châu Mỹ. Nhưng sau đó, loại quả này được những nhà làm vườn người Pháp dày công lai tạo lại. Do đó, vào những năm thập niên 18, những giống dâu tây đã qua lai tạo được trồng rộng rãi. Đến nay, Dâu Tây đã trở thành một loại quả nổi tiếng và phổ biến trên toàn thế giới.
Mục lục
Sơ lược Hiệp hội Kiểm soát Ung thư Hoa Kỳ (ACS)
Vào năm 1913, Hiệp hội Kiểm soát Ung thư Hoa Kỳ (ACS) được thành lập để hỗ trợ các nỗ lực chống ung thư thông qua giáo dục và dịch vụ y tế. Cụ thể hơn, vào năm 1946, chương trình này có nhiệm vụ xác định nguyên nhân, cách phòng ngừa, phát hiện sớm và chữa khỏi bệnh ung thư càng nhanh càng tốt.
Trong 65 năm qua, chương trình nghiên cứu ACS đã phát triển mạnh mẽ. Với các chương trình tài trợ cụ thể được tạo ra và các chương trình không phù hợp được loại bỏ dần theo các nhu cầu và sự thay đổi về khoa học do. Những chương trình này được các chuyên gia bên ngoài xác định. Đa phần các khoản tài trợ của hiệp hội ACS dành cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Một số đã hỗ trợ một phần cho các nghiên cứu lâm sàng. Trong 15 năm qua, kinh phí cho khoa học kiểm soát ung thư ngày càng tăng, với phần lớn tập trung vào nghiên cứu nhằm tìm ra các phương pháp giảm các nguy cơ gây ung thư cho con người.
Và kết quả nghiên cứu mới đây được (ACS) công bố là ăn Dây Tây đều đặn hằng ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột và thực tràng một khách đáng kể.
Hiệp hội Kiểm soát Ung thư Hoa Kỳ(ACS) nghiên cứu về Dâu Tây như thế nào? Kết quả ra sao?
Theo đó, chỉ cần ăn khoảng 1 ly (cốc) dâu tây mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm loét ruột kết hoặc viêm ruột (IDB) vốn có thể dẫn tới những triệu chứng như tiêu chảy cực kỳ nghiêm trọng và sức lực cơ thể bị cạn kiệt nhanh chóng.
Để đưa ra được thành quả của thí nghiệm cứu này, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Massachusetts Amherst đã tiến hành thí nghiệm với việc cung cấp những khẩu phần bột dâu tây khác nhau cho 4 nhóm chuột. Từ đó, đánh giá hiệu quả giúp giảm các triệu chứng viêm ruột kết của việc ăn trái cây.
Thí nghiệm thể hiện kết quả rằng với một bữa ăn toàn dâu tây ở mức tương đương với 3/4 ly ( cốc) mỗi ngày giúp ngăn ngừa đáng kể các bệnh hay gặp như tiêu chảy cấp hay giảm cân ở những con chuột mắc chứng viêm ruột (IDB).
Ngoài ra, việc ăn dâu tây liên tục cũng giúp ức chế, giảm thiểu các vi khuẩn gây hại trong đường ruột của những con chuột bị mắc chứng bệnh này.
Các nhà khoa học dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu để chứng minh những tác dụng này của Dâu Tây trên cơ thể các bệnh nhân mắc IDB.
Chia sẻ về nguyên nhân gia tăng nguy cơ ung thư ruột, thực tràng và hậu quả để lại của việc ăn uống không điều độ
Hầu hết mọi bệnh tật đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của cách ăn uống không hợp lý. Trong xã hội đang phát triển hiện nay, con người có xu hướng chọn những thực phẩm có chứa nhiều đường, đạm, mỡ động vật và hầu như rất ít chất xơ được xuất hiện trong bữa ăn. Điều này dẫn tới nguy cơ viêm ruột kết hoặc viêm ruột ngày một tăng cao.
Theo như thống kê số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy trong năm 2015, có khoảng 3 triệu người trưởng thành ở nước này mắc chứng viêm ruột IDB. Những bệnh nhân mắc IDB có nguy cơ cao bị ung thư ruột kết và trực tràng.
Nguồn: Báo dân sinh
Bích Oanh