Chương trình Bài hát đầu tiên đã lấy ca sĩ và âm nhạc làm tâm điểm. Qua đó nó tôn vinh quá trình làm nghề và tri ân những cống hiến của họ đối với nền âm nhạc Việt Nam.
Chương trình đã mới nhiều nhiều ngôi sao nổi tiếng của showbiz Việt tham dự. Những cái tên nổi tiếng của thế hệ trước như Ca sĩ Ngọc Sơn, Ca sĩ Đan Trường…Khán giả sẽ được lắng nghe những kỉ niệm, những tâm sự của nghệ sĩ về quá trình đi lên trên con đường ca hát. Đồng thời còn tái hiện những màn biểu diễn của các bản “hit” đã từng làm say đắm biết bao con tim yêu nhạc. Chẳng hạn như Kiếp ve sầu (Đan Trường), Tình như lá bay xa (Jimmii Nguyễn)…
Hay nói đến chương trình Quán thanh xuân với sự dẫn dắt của 2 MC kỳ cựu. Đó là Biên tập Anh Tuấn và Diễm Quỳnh. Tại chương trình, khán giả được kết nối với nhau bằng những ký ức. Những thanh xuân tươi đẹp của người nghệ sĩ được thể hiện bằng những ca khúc đã đi cùng năm tháng. Khi nhìn lại thì mỗi người cảm thấy bồi hồi, lưu luyến với những kỉ niệm của riêng mình. Tiếp nối thành công của những chương trình này là hàng loạt chương trình ký ức đã ra đời. Những chương trình đã được khán giả đánh giá cao. Ví dụ như: Ký ức vui vẻ, Âm nhạc Việt Nam – Những chặng đường…
Tuy nhiên, để có thể giữ được yêu mến của khán giả. Để các sản phẩm này thật sự tồn tại mãi và cạnh tranh được trong thị trường âm nhạc hiện nay lại là điều không dễ dàng. Chính vì thế, các chương trình đã biến tấu bằng nhiều cách thức chuyển tải đa dạng.
Nếu như ở chương trình Bài hát đầu tiên, Quán thanh xuân… kết nối âm nhạc bằng những câu chuyện thực tế của nghệ sĩ. Thì ở chương trình Âm nhạc Việt Nam -lại thông qua bằng những bản tình ca bất hủ. Những tình ca không bao giờ quên đã cho khán giả hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời. Đồng thời biết được những tâm tư cùng phong cách sáng tác của nhạc sĩ gửi gắm vào tác phẩm.
Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam là nơi mà ê kíp chương trình đã kết nối. Cả ê kip đã tập hợp nguồn tài liệu quý giá từ đây. Với nhiều tư liệu, hình ảnh, đĩa nhạc từ người dân, các nhà sưu tầm đóng góp để làm nên những thước phim tài liệu có giá trị.
Có thể thấy âm nhạc hoài niệm không mang tính trào lưu nhất thời. Cùng với việc tìm lại những ký ức âm nhạc đẹp cho thế hệ trước, thì đây còn là cơ hội để định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ Việt Nam. Trước những nền âm nhạc hiện đại thời nay thì việc để dòng chảy âm nhạc hoài niệm là rất cần thiết. Để có chỗ đứng riêng vững vàng cho chương trình cũng như các nghệ sĩ tên tuổi. Bên cạnh cách làm sáng tạo của các ê kíp, thì các nghệ sĩ cũng phải khoác lên diện mạo mới cho bản nhạc thật sự chất lượng.
Cùng một ca khác, các thể hệ khác nhau lại thể hiện một phong cách khác nhau. Nếu như trước đây Nghi Văn và Thu Phương hát da diết ca khúc Đêm nằm mơ phố. Phong các thể hiện day dứt kiểu rất đời, rất thấm.
Giọng hát Hà Anh Tuấn thì lại thể hiện vừa buồn và mượt mà, trau chuốt. Anh thể hiện nỗi nhớ thương nhưng không quá day dứt.
Ngày nay, ca khúc Đêm nằm mơ phố được Thùy Chi tái hiện trong thời gian gần đây. Cô thể hiện ca khúc êm đềm, trong veo như câu chuyện của cô gái trẻ chưa trải đời. … Điều này đã khiến khán giả vô cùng thích thú và dễ dàng tiếp cận được nhiều lứa tuổi khán giả hơn.
Có thể thấy, những chương trình tìm về kí ức thở vàng son không chỉ làm sống lại ký ức đẹp một thời mà còn dệt nên giấc mơ quay trở lại nhạc Việt thời hoàng kim. Điều này đã cho thấy sự thành công của ê kip chương trình. Và tạo động lực cho các mùa tiếp theo.
Nguồn: Baovanhoa.vn